Giáo viên, giảng viên hay hướng dẫn viên du lịch là những người luôn thường xuyên truyền phải đạt nội dung, ý tưởng đến cho những người xung quanh thông qua lời nói thì không thể thiếu một công cụ để hỗ như máy trợ giảng được.
Để giải đáp cho những câu hỏi này xin mời bạn hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới.
Là một thiết bị sở hữu thiết kế tiện dụng, khả năng khuếch đại âm thanh tương đối nhanh chóng và có trọng lượng nhẹ nên được xem là giải pháp cực kỳ hữu hiệu để thay thế cho hệ thống loa ampli vốn rất nặng nề và phức tạp.
Một chiếc máy trợ giảng được cấu thành từ 3 bộ phận chính là loa, bộ thu phát âm thanh và micro không dây.
Cơ chế hoạt động của máy trợ giảng là sử dụng âm thanh thu được từ micro không dây để truyền tải đến loa để hệ thống này xử lý và sau đó khuếch đại ra ngoài với tần số lớn hơn giúp người nghe ở xa dễ dàng nhận được thông điệp truyền tải một cách rõ ràng hơn.
Máy trợ giảng tuy rất cần thiết cho đời sống của chúng ta nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng. Dưới đây là một số đối tượng nên cân nhắc sở hữu cho riêng mình một chiếc máy trợ giảng chất lượng.
Giáo viên, giảng viên: Chắc chắn rồi, vì đây là công việc hàng ngày của họ mà. Do đó, nếu bạn đang là một giáo viên hoặc giảng viên các trường đại học, cao đẳng thì một chiếc máy trợ giảng sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng truyền đạt nội dung của mình đến tất cả các em học sinh, sinh viên trong phòng học.
MC, hướng dẫn viên du lịch: So với giáo viên thì tính chất công việc của các hướng dẫn viên du lịch thường rất linh động vì phải di chuyển nhiều hơn. Khi chọn máy trợ giảng bạn nên cân nhắc chọn những máy có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ gọn thôi nhé.
Nhân viên bán hàng: Tương tự như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng trong các siêu thị, điện máy cũng là một công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên truyền đạt rất nhiều nội dung đến với khách hàng.
Đặc biệt, không gian trong siêu thị thường rất rộng lớn và người qua lại thì lúc nào cũng đông đúc. Nếu một chiếc máy có công suất quá thấp thì rất khó để truyền đạt nội dung đến được những người ở xa. Lúc này có thể bạn sẽ cân nhắc chọn những máy có công suất lớn như Aepel FC-730 cũng nên.
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem giữa máy trợ giảng có dây và không dây có gì khác nhau.
Máy trợ giảng không dây: Đây là dòng máy có thiết kế gọn gàng, micro và loa được kết nối không dây với nhau dựa trên công nghệ tần số FM, mạng Wireless hoặc công nghệ tần số cực cao UHF mới nhất.
Máy trợ giảng có dây: Với loại máy trợ giảng này micro và loa sẽ được kết nối với nhau thông qua 1 sợi dây các tác dụng thu và phát sóng âm thanh. Loại này thì bất tiện hơn so với loại không dây vì bạn phải đeo máy trên vai thường xuyên nhưng giá bán sẽ rẻ hơn.
Máy trợ giảng không dây Shidu SD-S611
Tham khảo giá ưu đãi trên Tiki
Tham khảo giá ưu đãi trên Shopee
Shidu SD-S611 là dòng loa trợ giảng chuyên dụng được thương hiệu Shidu tung ra thị trường vào đầu năm 2018 nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của các giáo viên. Thuộc dòng sản phẩm không dây với nhiều cải tiến đáng kể.
Nổi bật nhờ có kiểu dáng đẹp bắt mắt với nhiều tông màu để bạn thoải mái lựa chọn theo sở thích cá nhân. Chưa kể trọng lượng cực kỳ nhẹ chỉ 156g và kích thước gọn gàng giúp bạn dễ dàng mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi để tiện sử dụng.
Vỏ máy được làm từ chất liệu nhựa ABS sang trọng, có khả năng chịu lực và chống trầy xước rất tốt. Các phím vật lý và màn hình LED hiển thị dung lượng pin được thiết kế ngay trên thân máy giúp bạn dễ quan sát cũng như thao tác trong công việc.
Được trang bị viên pin lithium có dung lượng 2200mAh sẽ đáp ứng thời gian hoạt động tối đa trong khoảng 12h liên tục. Bên cạnh đó, máy còn được tích hợp cổng USB 2.0 và hỗ trợ thẻ nhớ TF dung lượng 32GB tương tự như ở máy nghe nhạc.
Sở hữu công nghệ không dây kỹ thuật số 2.4G với công suất và dải âm thanh lần lượt là 10W và 90Hz - 18KHz sẽ mang đến chất âm to, rõ ràng hơn trong phạm vi 100m2.
Với công nghệ UHF được tích hợp trong máy có thể dễ dàng nhận tín hiệu âm thanh từ micro không dây và khuếch đại lên để đảm bảo trong phạm vi tối đa 40m2 người nghe vẫn có thể nghe được âm thanh một cách rõ ràng.
Tham khảo giá bán chính hãng 599K
Máy trợ giảng không dây Aporo T9 UHF
Tham khảo giá ưu đãi trên Shopee
Aporo T9 cũng là máy trợ giảng chất lượng mà các thầy cô giáo cũng có thể cân nhắc để lựa chọn cho riêng mình. Sản phẩm tích hợp công nghệ tần số cực cao UHF mới nhất và khả năng bắt sóng tối đa trong phạm vi bán kính khoảng 30m.
Aporo T9 thuộc dòng loa trợ giảng mini nhưng được trang bị công suất tối đa là 40W và dung lượng pin lớn khoảng 2.200mAh. Về cơ bản sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thuyết trình trong phòng học tối đa 100 người và kéo dài trong thời gian 15 giờ liên tục.
Cũng không quên nói đến thiết kế gọn gàng, kiểu dáng thời trang và bắt mắt với 2 tông màu chủ đạo đen đỏ để bạn lựa chọn theo từng sở thích cá nhân. Tiện dụng nhờ được hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ, cổng USB và tính năng ghi âm REC cũng như dễ dàng phát lại bài giảng nếu cần.
Lưu ý: Hiện nay trên thị trường Aporo T9 có 2 phiên bản, một bản tích hợp công nghệ thu phát sóng FM và một bản tích hợp công nghệ thu phát sóng UHF. Trong đó bản sử dụng công nghệ UHF sẽ khắc phục được một số hiện tượng nhiễu sóng và hạn chế được tình trạng âm thanh bị hú, rút rít.
Tham khảo giá bán khoảng 1,2 triệu đồng trên Sendo
Máy trợ giảng không dây Sony SN-204W
Sony SN-204W là sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong việc truyền đạt lời nói, nội dung đến cho học sinh, sinh viên hay khác du lịch nhờ sở hữu chất lượng âm thanh vượt trội.
Một phần đến từ công suất hoạt động mạnh mẽ 30W và dãi âm tần kéo dài từ 100Hz đến 15kHz nên đảm bảo chất lượng âm thanh mang lại to và hoàn toàn tự nhiên, góp phần truyền đạt thông điệp đến người nghe rõ ràng hơn.
Máy có thiết kế đẹp, khá nhỏ gọn và có chân đứng vững chắc. Cấu tạo gồm 1 thân máy bằng nhựa ABS siêu bền, 1 micro có dây kèm 1 micro không dây công nghệ wireless 2.4G chống hú, 1 bộ thu phát sóng để khuếch đại âm thanh đi xa, 1 dây đeo tiện lợi khi sử dụng ngoài trời.
Đi kèm theo đó là 1 cục sạc pin và điều khiển từ xa thông minh tiện lợi. Với dung lượng Pin 1800 mAh, nguồn điện 7,4V đáp ứng nhu cầu sử dụng tối đa lên đến 10 giờ đồng hồ, thời gian để sạc đầy Pin chỉ khoảng 3-5h.
Máy trợ giảng không dây Sony SN-204W không những là dòng sản phẩm có kiểu dáng thiết kế sang trọng mà còn sở hữu chất lượng âm thanh tuyệt vời. Tuy có giá bán trên 1,5 triệu đồng nhưng nếu điều kiện cho phép thì bạn cũng có thể cân nhắc.
Máy trợ giảng Sony SN-898
Tham khảo giá ưu đãi trên Sendo
Nếu nhu cầu sử dụng đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều tính năng, thì một chiếc loa trợ giảng SN-898 có kiểu dáng nhỏ gọn và giá bán khá rẻ chỉ khoảng 300K hoàn toàn phù hợp.
SN-898 được sản xuất tại Hồng Kông với thiết kế gọn gàng và tiện dụng nhờ dây đeo, với các bạn giáo viên và hướng dẫn viên du lịch có thể thoải mái mang theo bên mình để sử dụng dù là ở trong nhà hay ngoài trời đều không thành vấn đề gì.
Âm thanh ổn định nhưng không kém phần mạnh mẽ nhờ có công suất 15W và dải âm thanh nằm trong khoảng từ 100Hz đến 15kHz; về cơ bản SN-898 không khác gì một chiếc amply chuyên nghiệp thu nhỏ.
Đi kèm là micro có dây có khả năng kết nối tốt với loa trong phạm vi bán kính 15m và bộ micro cài tai. Vốn sử dụng Pin rời nên cũng dễ thay thế hơn nếu xảy ra tình trạng hư hỏng. Cổng USB 2.0 làm cho máy trở nên đa dạng hơn khi có thể dùng để làm loa kéo di động phục vụ cho nhu cầu giải trí.
Máy trợ giảng có dây Shidu SD-S358
Tham khảo giá ưu đãi trên Shopee
Tham khảo giá ưu đãi trên Lazada
SD-S358 là dòng sản phẩm tầm trung đến từ thương hiệu Shidu hiện cũng đang được rất nhiều giảng viên ưa chuộng. Chiếc máy trợ giảng này được đánh giá cao về mức độ hoàn thiện, kiểu dáng đẹp và nhiều tông màu sáng sủa bắt mắt.
Tương tự như hầu hết các dòng sản phẩm loa trợ giảng đến từ thương hiệu Shidu, SD-S358 cũng sở hữu trọng lượng siêu nhẹ chỉ 288g và kích thước gọn gàng nên tiện lợi để mang theo bên mình khi di chuyển hoặc giảng bài cho học sinh, sinh viên.
Tuy có công suất không quá cao chỉ khoảng 10W và dải tần âm thanh trải dài ở mức 80Hz-12KHz nhưng vẫn đảm bảo chất lượng âm phát ra rõ ràng trong phạm vi tối đa 30m2. Hỗ trợ thẻ nhớ dung lượng tối đa 16GB giúp bạn lưu trữ được nhiều bài giảng có sẵn để phát khi cần thiết.
Micro đeo tai đi kèm có tác dụng hiệu quả trong việc chống hú, cho thời gian sử dụng kéo dài đến 15 tiếng đồng hồ nhờ được trang bị dung lượng pin 1500mAh.
Nhìn chung máy trợ giảng trên thị trường hiện nay đều đáp ứng được tiêu chí nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ để giúp người dùng dễ dàng mang theo bên mình. Chưa kể một số máy có dây đeo để bạn có thể mang máy trên vai khi thuyết trình ngoài trời nhìn rất phong cách.
Còn với những người yêu thích cái đẹp thì màu sắc của máy cũng rất được quan tâm, các máy trên thị trường sử dụng nhiều tông màu thời trang khác nhau từ đen, đỏ, xanh, hồng đến trắng… để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.
Đây là tiêu chí cũng quan trọng không kém và bộ phận mà bạn cần quan tâm nhất chính là vỏ máy. Để đảm bảo khả năng chịu lực tốt và chống va đập khi rơi rớt thì vỏ máy trợ giảng nên được được chế tạo từ chất liệu cao cấp như nhựa ABS hoặc PC.
Tất nhiên với một thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh như máy trợ giảng thì bạn sẽ mong muốn công suất càng lớn càng tốt. Nhưng đôi lúc không phải cứ công suất càng lớn thì chất âm phát ra sẽ càng chất lượng.
Cái chúng ta cần không những là chất lượng âm thanh khi phát ra từ máy trợ giảng phải to mà còn rõ ràng, tự nhiên nữa và đặc biệt là không bị hiện tượng hú hay rú, rít khó chịu.
Tương tự như hầu hết các thiết bị điện tử khác, với máy trợ giảng cũng vậy không ai trong chúng ta mong muốn phải thường xuyên sạc pin cho máy liên tục rất tốn thời gian và có thể sẽ làm gián đoạn việc thuyết trình.
Chúng tôi muốn khuyên bạn chọn những sản phẩm đã được giới thiệu ở phần đầu, tất cả chúng đã đảm bảo cho bạn thời gian sử dụng liên tục từ 10-20 giờ đồng hồ nhờ được trang bị pin lithium có dung lượng lớn từ 1.000-2.500mAh.
Tùy thuộc vào từng thương hiệu và kiểu thiết kế có dây hay không dây mà máy trợ giảng sẽ có những giá bán khác nhau, phổ biến nhất là những sản phẩm giá rẻ chỉ khoảng 500K cho đến những sản phẩm tầm trung khoảng 2 triệu đồng.
Riêng ở phân khúc cao cấp hơn khoảng 4-10 triệu đồng thì bạn cũng có thể lựa chọn máy trợ giảng của thương hiệu của Hàn Quốc như Aepel, Esfor hoặc Apollo của Trung Quốc. Không quan trọng là đắt hay rẻ miễn sao vừa túi tiền của bạn là được.
Một số máy trợ giảng bán chạy nhất Shopee
Thời gian bảo hành lâu nhất của các máy trợ giảng chỉ khoảng 2 năm, trung bình chỉ khoảng 12 tháng.
Mua máy trợ giảng ở đâu uy tín: Lazada, Tiki, Shopee hay Adayroi đều là những địa chỉ mua hàng online uy tín mà bạn có thể đặt niềm tin vào.
Cùng với các thiết bị âm thanh như máy nghe nhạc hay máy ghi âm, máy trợ giảng cũng đang là mặt hàng rất nổi bật của thương hiệu Sony.
Xem thêm: Máy ghi âm Sony có thật sự tốt hay không?
Có thể thấy đa phần các máy trợ giảng Sony được bày bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là dòng sản phẩm OEM được sản xuất tại Hồng Kông, Trung Quốc nên mức giá rất rẻ. Chẳng hạn: model SN-898 đang được bán với mức giá tương đối rẻ chỉ khoảng 250K-300K.
Do đó khi chọn mua các dòng máy trợ giảng Sony OEM thì bạn nên chú ý vấn đề này.
Một số máy trợ giảng Sony bán chạy như: Sony SN-204, Sony SN-898.
Với những giáo viên lâu năm trong nghề không ai là không biết đến Camac Unizone, một thương hiệu đến từ Hàn Quốc rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các thiết bị máy trợ giảng, loa và amply.
Trong đó, máy trợ giảng được xem là dòng sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu này kể từ thời điểm tung ra thị trường vào năm 1994. Bên cạnh Sony, Unizone cũng đã trở nên gần gủi với các anh chị giáo viên, giảng viên hay các bạn MC, hướng dẫn viên du lịch.
Đánh giá: Máy trợ giảng Unizone có tốt không?
Các máy trợ giảng Unizone được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất của Hàn Quốc. Hầu hết đều có kích thước tương đối nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ giúp bạn mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
Về mặt chức năng, máy trợ giảng Unizone được tích hợp tính năng khuếch đại giọng nói to và rõ ràng trong phạm vi rộng. Bên cạnh đó, bộ lọc xử lý tạp âm giúp cho âm thanh phát ra được tự nhiên mà không bị hú.
Mức giá để sở hữu máy trợ giảng Unizone ở thời điểm hiện tại khá dao động từ 500K cho đến dòng cao cấp có giá lên đến gần 5 triệu đồng.
Máy trợ giảng Unizone được ưa chuộng nhất: Unizone UZ-9088, Unizone UZ-9088S, Camac Unizone 9288S, Camac Unizone 9580 F3.
Máy trợ giảng Shidu mới du nhập vào thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng đã gây được rất nhiều ấn tượng mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Ở thương hiệu Shidu có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại từ dòng sản phẩm giá rẻ 500K đến những dòng cao cấp có giá lên đến 5 triệu đồng.
Ưu điểm chung của hầu hết các máy trợ giảng Shidu dù là loại có dây hay không dây chính là thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng thời trang.
Về mặt công nghệ, các máy trợ giảng Shidu được sản xuất trên dây chuyền hàng đầu của Mỹ và Nhật nên chất lượng âm thanh mang lại hoàn toàn tự nhiên và rõ ràng, nhờ tích hợp công nghệ xử lý âm, lọc tiếng ồn hiện đại cũng góp phần giúp giảm thiểu độ rè, hú và rít khó chịu.
Máy trợ giảng Shidu tiêu biểu nhất: Shidu F16, Shidu F17, Shidu S516 UHF, Shidu SD-S611 UHF, Shidu SD-S613, Shidu SD-S615 UHF, Shidu SD-S92, Shidu SD-S358.
Takstar là một trong những thương hiệu hàng đầu của Trung Quốc hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị âm thanh. Nổi bật trong số này phải kể đến micro karaoke, micro thu âm và máy trợ giảng không dây.
Có nên mua máy trợ giảng Takstar hay không?
Hầu hết máy trợ giảng Takstar đều thuộc dòng sản phẩm không dây sử dụng kết nối bluetooth và đi kèm micro cũng như hỗ trợ thẻ nhớ qua cổng USB. Công suất khoảng 20W và sử dụng pin lithium-ion cho hiệu suất hoạt động cao trong thời gian dài.
Một trong những ưu điểm của các máy trợ giảng Takstar là thiết kế tiện dụng, kiểu dáng gọn gàng cho phép giáo viên, giảng viên có thể dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng trong những buổi thuyết trình.
Tuy vậy ở phân khúc khoảng 2 triệu đồng, máy trợ giảng Takstar khó lòng mà cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Sony hay Shidu.
Máy trợ giảng Takstar bán chạy nhất: Takstar E126, Takstar E160W, Takstar E180M, Takstar E190M-FM.
Aker là thương hiệu được thành lập tại Đài Loan vào năm 1990, chuyên dụng trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị máy trợ giảng. Trải qua gần 30 năm hình thành và không ngừng phát triển, đến nay máy trợ giảng Aker đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Được biết đến như là dòng sản phẩm nhỏ gọn nhất trên thị trường, máy trợ giảng Aker cho phép người dùng dễ dàng mang theo bên mình để sử dụng bất cứ nơi đâu. Aker có cả 2 phân khúc gồm máy trợ giảng thông thường và đa năng với mức giá từ 600K đến 2 triệu đồng.
Một số mẫu máy trợ giảng Aker bán chạy: Aker MR100, Aker MR200, Aker MR2500, Aker MR2700.
Aepel là thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc chuyên sản xuất các linh kiện, thiết bị âm thanh như máy trợ giảng, loa, micro karaoke hay amply. Kể từ năm 2000, Aepel chính thức trở thành nhà cung cấp linh kiện âm thanh lớn nhất cho tập đoàn Samsung Electronics.
Một trong những thương vụ đình đám nhất chính là việc Samsung đã trực tiếp lắp đặt các sân vận động để tổ chức World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Máy trợ giảng Aepel chủ yếu tập trung vào phát triển ở phân khúc cao cấp, tất cả đều là dòng sản phẩm thế hệ mới nhất của hãng với nhiều tính năng và ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
Các sản phẩm của Aepel tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc nên sẽ có mức giá tương đối cao từ 4-7 triệu đồng, và đây cũng là hạn chế lớn nhất khiến máy trợ giảng Aepel chưa tới được tay người tiêu dùng.
Một số mẫu máy trợ giảng Aepel được ưa chuộng nhất: Aepel FC-430, Aepel FC-530, Aepel FC-730, Aepel FC-830.
Shuke cũng là thương hiệu đáng chú ý ở lĩnh vực máy trợ giảng, giữa Shuke và Takstar có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Đầu tiên cả 2 đều thương hiệu đến từ Trung Quốc, cũng sở hữu nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng.
Bên cạnh đó, đa phần đều được trang bị công suất hoạt động mạnh mẽ 30W-50W và thời gian sử dụng trong khoảng 10 tiếng đồng hồ liên tục nhờ có dung lượng pin lớn.
Một số mẫu máy trợ giảng Shuke được ưa chuộng nhất: Shuke SK290, Shuke SK388, Shuke SK880.
Một số thương hiệu kinh doanh máy trợ giảng nổi tiếng khác như: Auvisys, Philips, Aibo, Apollo, Aporo, Ceer, Rolton, Hanlin, Samlap, Shupu, Zansong.
Hướng dẫn sử dụng máy trợ giảng không dây Sony SN-898
Chắc hẳn qua bài viết khá chi tiết như thế này thì bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc về việc nên mua máy trợ giảng nào tốt với giá bán phải chăng rồi phải không? Riêng với ChonMuaChuan, máy trợ giảng Shidu SD-718 vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất ở thời điểm hiện tại.
Vậy còn bạn thì sao?
Nếu tìm được một sản phẩm ưng ý nhất thì đừng quên để lại trong phần bình luận bên dưới bạn nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!